CÔNG NGHỆ PHÁT XẠ SỚM CỦA KIM THU SÉT
Hiện này trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kim thu sét theo công nghệ phóng điện sớm. Vậy họ sử dụng công nghệ gì, nguyên lý hoạt động ra sao và ưu nhược được của các công nghệ đó như thế nào ?
1. Công nghệ Di-Electrical.
Công nghệ “Di-electrical”: được công bố đầu tiên tại Tây Ban Nha nhằm hay thế loại kim thu sét sử dụng tia phóng xạ đã bị cấm vào giữa những năm 80, công nghệ này là loại đơn giản nhất và vì thế nó là loại dễ dàng được chấp nhận nhất, nó được tạo thành từ một cọc nối đất và những phần bằng kim loại được cách điện gắn xung quanh.
Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên sự khác nhau về điện thế giữa những phần kim loại này. Trong điều kiện trời quang mây tạnh thì không có chênh lệch về điện thế, nếu có sấm chớp thì hiệu điện thế tăng khi điện trường tăng. Dựa vào khoảng cách giữa phần bị phân cực và phần nối đất mà tia hồ quang điện xuất hiện và ion hóa thiết bị này, làm phát ra tia tiên đạo. Chính vì đây là công nghệ “rẻ tiền” nhất mà nó cũng trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất với vô số hình dạng, tròn hãng Dynashere, hình Ovan hãng LPI, thanh kim loại đơn hãng Ingesco, Ioniflash…
Nhược điểm của công nghệ này:
- Giá trị ngắt dòng (giá trị quyết định sự phát tia hồ quang điện giữa những phần kim loại) phụ thuộc vào điều kiện môi trường (độ ẩm, nước mưa đọng,…) môi trường không khí đôi khi dẫn điện tốt, đôi khi dẫn điện kém nên thời điểm phát tia sẽ giao động, không kiểm soát được chính xác thời điểm nào sẽ phát tia hồ quang điện… và hệ quả là thời điểm phát tia tiên đạo cũng không được kiểm soát tốt.
- Với công nghệ này, không có bất kì tụ điện hay thiết bị lưu trữ nào: ngay khi các bộ phận bị phân cực, nó sẽ kích hoạt tia điện mặc dù tia sét đánh xuống có thể vẫn còn đang ở xa hoặc thậm chí chưa xuất hiện.
2. Công nghệ sử dụng xung điện cao thế (Spark Gap).
Công nghệ xung điện cao thế: được phát minh bởi công ty Helita vào năm 1985, nó được tạo ra bởi một trụ cách điện đóng vai trò vừa là điện cực nổi bên trên (không nối đất) để nạp điện cho thiết bị, vừa là đầu thu để kích hoạt tia tiên đạo nhằm bắt nối với tia sét đánh xuống.
Nhược điểm của công nghệ này.
- Phần trên của kim thu sét không được tiếp đất nên dòng điện từ tia sét phải đi xuống đất thông qua một khoảng phát tia lửa (Spark Gap). Điều này không phù hợp với yêu cầu cơ bản trong hoạt động dẫn điện của hệ thống chống sét, và nó thực sự không đáng tin cậy.
- Hệ thống thiết bị không chứa “bộ phận kiểm soát thời điểm kích hoạt” cho nên bất cứ khi nào tụ điện nạp đầy là hệ thống sẽ giải phóng xung điện cao thế nhằm để kích hoạt tia tiên đạo, chứ không phải là khi có sự thay đổi của điện trường xung quanh.
3. Công nghệ phát tia tiên đạo có kiểm soát
Công nghệ được sử dụng trong Kim thu sét Prevectron và PrimeR. Điểm đặc biệt của công nghệ này là nằm ở sự kiểm soát về thời điểm phát tia tiên đạo nhờ vào thiết bị tính toán tỉ lệ ∆V/∆T, nhằm cho phép phát ra dòng điện chỉ khi tia sét xuất hiện. Do đó điện thế ở trên các cực điện và thời điểm phát tia tiên đạo đều được kiểm soát chặt chẽ.