Hiện tượng Sét đánh, nguyên nhân hình thành Sét đánh

18/17/2017 Đăng bởi : admin

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống


Tại sao có hiện tượng sấm chớp & cách chống sét đánh an toàn nhất

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống. Những trận mưa dông, những đám mây đen u ám trên bầu trời kéo theo những luồng điện cực đại phóng các tia chớp giữa các đám mây luôn chờ nơi phù hợp để tạo bệ phóng xuống mặt đất mà con người đang sinh sống.

Hãy cùng VPEC tìm hiểu chi tiết về hiện tượng sấm sét trong mưa dông để giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm chớp này là gì? Và cách phòng chống hay tránh sét an toàn nhất hiện nay cho chúng ta.

Sấm sét là gì?
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h.
Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.
Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.
Tại sao có hiện tượng sấm chớp & cách chống sét đánh an toàn nhất 1
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét?
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.
Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
Cách phòng chống sét đánh an toàn nhất là gì?
Ngày 16/5, sấm sét khiến 6 nông dân ở huyện Yên Thành, Nghệ An chết tại chỗ, 7 người khác bị thương nặng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện Vật lý địa cầu cho biết một số kinh nghiệm phòng tránh sét.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng phòng Vật lý Khí quyển (Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam) cho rằng, nếu người dân nắm vững được quy phạm phòng tránh sét thì sẽ không thiệt hại nhiều tính mạng đến vậy. Hiện, Viện Vật lý địa cầu tổ chức 10 buổi hội thảo tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Khánh Hòa… để phổ biến kinh nghiệm chống sét cho người dân.
Chưa thể chống sấm sét tuyệt đối
Các nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Khu vực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), Đồng bằng sông Cửu Long… là những nơi được coi là tâm sét.
Theo tiến sĩ Anh, từ năm 2005, Viện Vật lý địa cầu hoàn thành công trình nghiên cứu về giông sét và các giải pháp phòng chống. Kết quả nghiên cứu đã có đủ dữ liệu để có thể xây dựng quy phạm phòng chống sét tại Việt Nam. Tuy nhiên, TS Anh cũng cho rằng: “Phòng chống sét tuyệt đối là điều không thể đối với loài người hiện nay. Không chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng chỉ có thể nghiên cứu để giảm thiếu tác hại của loại hình thiên tai này”.
Tại sao có hiện tượng sấm chớp & cách chống sét đánh an toàn nhất 2
Nên ý thức tự bảo vệ mình
Theo các nhà khoa học, thường thì cơn dông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km một giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.
Có thể ước tính được khoảng cách từ nơi đang đứng tới nơi sét xảy ra bằng cách ước lượng khoảng thời gian từ lúc tia chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm. Chia số giây cho 3 sẽ được khoảng cách đến tia sét. Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị trí đứng là 3/3= 1km. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15- 20km.
Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có dông.
Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt... Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.
Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.
Chiều 16/5, tranh thủ lúc trời nắng, bà con nông dân ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành ra đồng gặt lúa. Đến 16h, trời bất ngờ đổ mưa dông và sấm sét, 11 người chạy vào lều canh dưa hấu giữa đồng để trú mưa. Một luồng sét bất ngờ đã đánh trúng khiến họ bị văng ra khỏi lều làm người ba người chết tại chỗ, 8 người còn lại bị thương nặng.
Cùng thời điểm đó, tại xã Khánh Thành, sét cũng đánh trúng ba nông dân là bà Nguyễn Thị Chính (53 tuổi), Phan Thị Văn (42 tuổi) khiến họ chết trên ruộng lúa và chị Lê Thị Biên (30 tuổi) bị thương nặng. Thông tin, cho thấy, lều canh dưa mà 11 nông dân ở xã Khánh Thành trú được lợp bằng mái tôn, còn những người khác bị sét đánh trúng khi đang gặt lúa ngoài đồng, nhiều khả năng có mang theo dụng cụ gặt lúa.
Hiện tượng sấm chớp không còn xa lạ với mỗi chúng ta, song những tác hại của nó đối với đời sống con người vẫn luôn là mối đe dọa dình dập ở khắp mọi nơi. Đó chính là lý do giải thích cho nguyên nhân tại sao có sấm sét khi mưa giông, để con người có thêm sự hiểu biết và nên phải làm gì khi đối đầu với hiện tượng thiên nhiên này.

Tin liên quan